Có lẽ hiệu ứng nhà kính là vấn đề đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta nữa. Bạn thường nghe nhiều về tác hại của nó, cũng biết đây là chủ đề được cả thế giới cùng quan tâm và bàn bạc. Tuy vậy, bạn đã thực sự hiểu rõ hiệu ứng nhà kính là gì chưa? Nguyên nhân, tác hại và những biện pháp khắc phục hữu hiệu là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng khiến cho không khí của trái đất ngày càng nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của mặt trời bị xuyên qua tầng ozon xuống bề mặt của trái đất. Lúc này, mặt đất sẽ hấp thu lại hơi nóng rồi bức xạ phân tán vào khí quyển và bị CO2 hấp thụ. Từ đó khiến cho trái đất của chúng ta bị nóng lên mỗi ngày.
Các tác nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Sau khi đã tìm hiểu hiệu ứng nhà kính là gì, tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi vào nghiên cứu tác nhân gây nên tình trạng này. Như đã biết, hiệu ứng nhà kính là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khí trong bầu khí quyển. Vậy, khí nhà kính bao gồm những loại khí nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Khí CO2
CO2 là loại khí đầu tiên dẫn đến hiệu ứng nhà kính, bởi nó sẽ hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt đất, tạo ra một vòng khí xung quanh trái đất, khiến nhiệt độ không khí tăng lên. Dành cho những ai chưa biết, lớp khí CO2 như một tấm kính lớn bao phủ bề mặt trái đất. Nếu không có nó, trái đất của chúng ta sẽ luôn trong tình trạng âm khoảng 15 – 25 độ C.
Những hoạt động kinh doanh, sản xuất, khai thác và sinh hoạt hằng ngày càu chúng là khiến lượng khí CO2 tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này làm hiệu ứng nhà kính tăng kéo theo nhiệt độ không khí cũng bị cao lên. Các nhà khoa học ước tình tới nửa thế kỷ sau thì nhiệt độ của trái đất sẽ tăng từ 1.5 – 4.5 độ.
Khí CFC
Khí CFC (Clo Flo Carbon) chiếm đến 20% cơ cấu các khí gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Khí này là những loại hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp (sản xuất điều hòa, hệ thống làm lạnh…). Khi khí này được thải ra ngoài, nó sẽ bay lên tầng khí quyển và bào mòn dần lớp ozon bao phủ trái đất. Từ đó, làm cho các tia cực tím từ mặt trời tới trái đất nhiều hơn và mạnh mẽ hơn.
Khí metan CH4
Khí metan chiếm 13% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi phân tử CH4 giữ năng lượng nhiệt gấp 21 lần so với phân tử CO2. Hiện nay, do các hoạt động của con người mà lượng khí CH4 thải vào khí quyển ngày càng nhiều thông qua:
- Sự phân hủy các chất thải hữu có trong bãi rác thải rắn.
- Hoạt động sử dụng, khai thác và đốt các nhiên liệu hóa thạch.
- Sự sản sinh trong quá trình sinh hoạt như: men hóa đường ruột động vật, sự phân giải kị khí ở đất ngập nước….
Khí N2O
Khí này chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử N2O bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần phân tử CO2, tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng là tác nhân chủ chốt gây ô nhiễm môi trường, khiến trái đất ngày càng nóng lên.
Có 4 nguyên nhân chính làm tăng nồng độ N2O trong không khí gồm:
- Khí thải ra từ các phương tiện giao thông như xe máy, xe bus, ô tô…
- Quá trình đốt cháy các chất thải rắn.
- Quá trình nitrat hóa phân bón hoặc trong khi xử lý nước thải.
- Quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Ngoài ra, còn khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính, như do khí SO2, SF CF3… Các hoạt động của chúng ta đang khiến những khí này tăng cao, làm phá vỡ kết cấu của tầng ozon và gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là gì và những nguyên nhân gây nên hiện tượng này đều đã giải thích rất rõ ở bên trên. Tiếp tục ở phần này, chúng ta cùng thảo luận về những tác hại của nó đối với môi trường và cuộc sống của con người ngày nay.
Ảnh hưởng tới môi trường
Hiệu ứng nhà kính là tác nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, làm băng tan, nước biển dâng cao… Được biết, hiệu ứng nhà kính làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất. Từ đó, còn người ngày càng thiếu thiếu nước sạch để sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh…
Có lẽ bạn cũng đã nghe qua khá nhiều về hiện tượng băng tuyết ở Bắc Cực và Nam cực đang có hiện tượng tan ra rất nhanh. Nó sẽ làm nước biển dâng cao, làm nhấn chìm nhiều khu vực trên thế giới. Theo thống kê, tới năm 2020, trái đất đã mất đi 28 nghìn tỷ tấn băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu này. Một con số thực sự rất đáng báo động.
Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
Các loại động vật, thực vật sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng do sự khan hiếm về thức ăn, nước uống và chỗ ở. Chúng phải học cách thích nghi với một môi trường sống ngày càng khắc nghiệt, nếu không, chúng sẽ dần biến mất. Thêm vào đó, chính những hoạt động của cong người như săn bắt và chiếm đất để xây dựng cũng là tác nhân lớn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ sinh thái hiện nay.
Ảnh hưởng tới con người
Tất nhiên, chúng ta cũng không thể tránh khỏi sự giận dữ của thiên nhiên khi đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên tình trạng này. Bạn có thể thấy rất rõ, thời tiết hiện nay đã có sự thay đổi cực kỳ lớn, với biến động nhiệt cao. Chúng ta đã không còn có thể phân biệt được mùa theo thời tiết nữa và số lượng các cơn bão, lũ lụt ngày càng nhiều hơn với sức tàn phá nặng nề.
Mùa hè hiện nay ngày càng kéo dài, nắng gắt liên tục với mức nhiệt độ có nơi lên tới hơn 40 độ C. Có rất nhiều trường hợp mất mạng vì sốc nhiệt, điều mà rất hiếm thấy trong những năm trước đây.
Các giải pháp giúp giảm hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là gì thì ai cũng biết rồi. Tác hại của nó bạn cũng đã nghe nhiều, thấy nhiều trên mạng xã hội. Tại các cuộc họp các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, đây cũng là chủ đề được mang ra thảo luận sôi nổi. Nhưng điều chúng ta cần quan tâm nhất là làm như thế nào để khắc phục tình trạng này. Làm như thế nào để hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng sâu rộng của hiệu ứng nhà kính?
Đây là một chủ đề lớn và tôi cũng không chắc liệu chúng ta có thể giảm triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường hay không. Bởi nó phụ thuộc rất lớn vào ý thức của con người. Và quan trọng hơn hết, việc này cần sự chung tay của toàn thế giới. Tuy nhiên, tôi có thể liệt kê một vài giải pháp hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Phủ xanh đồi trọc
Không ai có thể phủ nhận vai trò của rừng và cây xanh trong công cuộc bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm đất, nước và không khí cả. Bởi vậy, công tác trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống… luôn được nhà nước và các cơ quan chính phủ quan tâm tới. Cây xanh hấp thụ CO2 và thải ra khí O2, có thể giữ đất, lọc nước… và muôn vàn lợi ích khác. Do đó, nếu bạn muốn chung tay giảm hiệu ứng nhà kính thì có thể bắt đầu bằng việc trồng thêm cây xanh này.
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng
Sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả những nguồn năng lượng chúng ta đang có là một trong những cách hữu ích giúp giảm hiệu ứng nhà kính. Khi chúng ta sử dụng năng lượng như nhiệt năng, điện năng… một lượng lớn CO2 đã được thải ra môi trường. Vậy để giảm thải CO2, chỉ còn cách là tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích và tham gia các chiến dịch “tắt điện khi không sử dụng”, “giờ trái đất”…
Sử dụng nguồn năng lượng sạch
Hiện nay, thay vì sử dụng thủy điện, những quốc gia tiên tiến đã chuyển dần sang năng lượng sạch được tạo ra từ gió và mặt trời. Đây là giải pháp giúp giảm hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường cực hữu ích.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Số lượng phương tiện giao thông cá nhân trên toàn thế giới là một con số khổng lồ. Và mỗi ngày, chúng ta thải ra môi trường hàng tấn khí thải độc hại trong vô thức và không biết nó có ảnh hưởng lớn như thế nào. Đó cũng là lý do tại sao bạn được khuyến khích nên sử các phương tiện giao thông công cộng. Tất nhiên, nó vẫn xả thải CO2 ra môi trường nhưng phần nào sẽ giảm so với trước kia.
Tăng cường tái chế
Các rác thải nhựa cực kỳ lâu phân hủy và nếu mang đi đốt thì còn nguy hiểm hơn khi chúng thải ra rất nhiều loại khí độc hại. Do đó, thông thường người ta sẽ tăng cường tái chế các rác thải còn có thể sử dụng được vào nhiều mục đích khác nhau. Trong gia đình, bạn cũng có thể bắt đầu việc tái chế với những hành động nhỏ.
Với những thông tin trên đây, Công Ty Hút Hầm Cầu Đà Nẵng hy vọng đã giúp bạn hiểu được hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như một số biện pháp khắc phục. Để gìn giữ môi trường sống, mỗi người trong số chúng ta cần chung tay bắt đầu từ những hành động nhỏ để nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.
Tham khảo thêm dịch vụ của chúng tôi:
I like this web site it’s a master piece! Glad I discovered
this ohttps://69v.topn google.Blog monry