Ô nhiễm môi trường là một trong những chủ đề được cả thế giới cùng quan tâm, và liên tục được mang ra thảo luận tại nhiều diễn đàn lớn. Vấn nạn ô nhiễm đất nhận được nhiều lược quan tâm nhất, bởi nó có ảnh hưởng nghiêm trong tới hệ sinh thái, thảm thực vật cũng như sự tồn tại của con người và các loài động vật. Nếu bạn là một người yêu môi trường và muốn tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này, hãy đi vào bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ô nhiễm đất là gì?
Ô nhiễm đất là biểu hiện của việc suy thoái đất do sự tồn tại của hóa chất xenobamel độc hại, gây ảnh hưởng tới chất lượng đất. Khi bị ô nhiễm, đất thường bị khô căng, chuyển sang màu đó hoặc xám không đồng đều. Tình trạng và biểu hiện của khu vực đất bị ô nhiễm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ ô nhiễm.
Chỉ riêng tại Việt Nam, theo báo cáo, có tới 3.3 triệu hecta đất chưa được đưa vào sử dụng đã bị khô cằn và có dấu hiệu suy thoái rõ ràng. Hơn nữa, quỹ đất dùng cho nông nghiệp cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng, khiến nhà nước ta đau đầu tìm cách giải quyết. Hiện tại, tình trạng ô nhiễm đất không chỉ diễn ra ở nông thông mà còn tại nhiều thành thị lớn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của nhiều người dân.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Do con người
Có thể nói, con người chính là nguyên nhân chính nhất khiến môi trường bị ô nhiễm nặng cho tới hiện tại. Gần như bất kỳ hoạt động nào của chúng ta trong cuộc sống hiện tại đều trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm đất. Bạn không tin ư? Dưới đây là một số tác động của chúng ta tới môi trường đất:
- Chất thải sinh hoạt gôm nước, rác thải, chất sinh hoạt… chưa qua xử lý ngấm vào lòng đất.
- Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các sản phẩm hóa chất trong nông nghiệp có chứa nhiều thành phần gây độc tính xâm lấn đất (Auxin, Trinitrotoluene, Paraquat…)
- Hóa chất, chất thải công nghiệp, chất thải BOD, rác thải nhân công, nước thải chứa hóa chất… chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường ngoài.
- Chất thải y tế mang theo nhiều mầm bệnh, vi rút, được thải ra môi trường và không được xử lý tốt.
Do môi trường tự nhiên
Ô nhiễm đất ngoài do con người gây ra thì còn một phần nhỏ tới từ tự nhiên. Điển hình có thể kể tới như đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn. Tuy nhiên, nếu liên hệ sâu xa, 2 hiện tượng nước biển xâm nhập này cũng bắt nguồn từ sự tàn phá mô trường dẫn tới bị biến đổi khí hậu gây nên. .
Những hệ luỵ mà ô nhiễm đất mang lại
Tác động đến sức khoẻ con người
Một khi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, con người sẽ là những cá thể bị ảnh hưởng bời điều đó. Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với đất, ăn những loại ngũ cốc được được trồng từ đất và uống nguồn nước ngầm sâu dưới lòng đất. Thêm vào đó, những chất ô nhiễm trong đất bốc hơi lên, chúng ta đều phải hít thở chúng. Tù thuộc vào mức độ ô nhiễm mà con người tiếp xúc, mà mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau như:
- Có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với đất bị nhiễm chì, crom, xăng dầu…
- Tiếp xúc gần nguồn đất bị ô nhiễm sẽ là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm tim mạnh, cao huyết áp, ngộ độc…
- Thường xuyên tiếp xúc với đất ô nhiễm Benzene, chúng ta có thể bị bệnh bạch cầu.
- Nếu hàm lượng Cyclodienes và thuỷ ngân trong đất ô nhiễm cao, bạn sẽ dễ bị các bệnh liên quan tới thận.
- PCBs và cyclodienes trong đất sẽ làm gan nhiễm độc.
- Thành phần Organophosphates và Carbomates trong đất tắc nghẽn thần kinh cơ.
- Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn…
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên
Các loại động thực vật sẽ là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất do ô nhiễm đất. Môi trường tự nhiên sẽ bị biến đổi, chúng không còn nơi trú ngụ, không còn nguồn thức ăn phong phú cũng như sẽ phải uống nước ở những nơi bị ô nhiễm. Vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều loại động thực vật sẽ đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Môi trường ô nhiễm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, làm biến đổi khí hậu, gây hiệu ứng nhà kính… đều là những tác nhân có hại tới sự sống còn của hệ sinh thái.
Tổng hợp các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất
Dưới đây, Công Ty Hút Hầm Cầu Đà Nẵng sẽ gợi ý những biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm đất mà bạn có thể tham khảo qua:
Giảm trữ lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
Ai cũng đều biết trong nông nghiệp, việc tiêu dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học là rất cần thiết. Chúng có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, cũng như diệt trừ sâu bọ gây hại cho cây. Và tất nhiên, tôi dám cá rằng, tất cả các bạn ở đây đều biết rằng việc này lại gây hại rất lớn và là nguyên nhân chính làm ô nhiễm đất và các môi trường khác.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Các kỹ sư nông nghiệp trên thế giới đã tìm ra cách sử dụng phân hữu cơ, vân vi sinh vật và các loai thiên địch… nhằm thay thế phân bón và thuốc trừ sâu. Chúng tuy không có hiệu quả nhanh, tức thì nhưng là biện pháp hiệu quả vừa đảm bảo năng suất, vừa bảo vệ môi trường đất.
Xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường
Các hoạt động công nghiệp đều tạo ra nguồn khí thải, chất thải và nước thải quy mô lớn mà chúng ta buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, con người vẫn có thể hạn chế tác hại của chúng thông qua việc xử lý trước khi thải ra môi trường. Các xí nghiệp, khu công nghiệp cần trang bị một hệ thống xử lý chất thải quy mô lớn, hiện đại. Có như vậy, chúng ta mới góp phần hạn chế vấn nạn ô nhiễm môi trường trong thời đại công nghiệp như hiện nay.
Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ hút hầm cầu Đà Nẵng chất lượng uy tín, giá tốt nhất
Phục hồi rừng
Rừng nói chung và cây xanh nói tiêng mang vai trò rất lớn trong giữ cho đất không bị xói mòn, rửa trôi và giữ lại được các chất dinh dưỡng có trong đất. Những khu vực cây xanh tươi tốt luôn tránh khỏi tình trạng ô nhiễm đất. Do đó, một trong những cách tốt nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường chính là trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc…
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về ô nhiễm đất gồm nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp giải quyết hiệu quả nhất. Để bảo vệ môi trường cũng như cuộc sống của chính chúng ta, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần chung tay, góp sức gìn giữ hệ sinh thái này.
I was examining some of your content on this internet site and I think this website
is very instructive! Retain posting.Raise range