Bể Anoxic là một công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết trong các loại nước thải đều chứa hợp chất nitơ và photpho. Những hợp chất này cần phải loại bỏ ra khỏi nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
Vậy bể Anoxic là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Bể đặt ở vị trí nào sẽ mang lại hiệu quả cao?Thông qua qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bể Anoxic.
Bể Anoxic là gì?
Bể Anoxic là bể gì? Bể Anoxic hay còn được gọi là bể sinh học thiếu khí. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí, các hệ vi sinh thiếu khí phát triển. Giúp xử lý N và P thông qua quá trình khử Nitrat và Photphorin hóa.
Bể Anoxic được thiết kế để vi khuẩn phân hủy nitrat và sử dụng làm nguồn oxy. Quá trình này giúp giải phóng oxy và nitơ. Oxy được vi khuẩn trong bể tiêu thụ và khí nitơ sẽ thải ra khí quyển hoặc thu lại để làm nhiên liệu tái chế. Dòng chất thải khi có ngưỡng nitơ chấp nhận được để thải ra ngoài môi trường.
Ưu – Nhược điểm sử dụng bể thiếu khí Anoxic
Ưu điểm bể Anoxic là gì? | Nhược điểm bể Anoxic là gì? |
|
|
Cấu tạo bể Anoxic trong xử lý nước thải
Trong thực tế bể Anoxic được cấu tạo theo hình trụ hoặc hình hộp. Được xây bằng bê tông cốt thép hay thép. Trong bể thiếu khí Anoxic thường có thêm các bộ phận khác hỗ trợ quá trình phát triển của các vi sinh vật như:
- Máy bơm đảo trộn và khuấy trộn hoặc máy khuấy chìm bể anoxic;
- Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật thiếu khí có thể phát triển;
- Hệ thống tuần hoàn bùn về bể anoxic sau phản ứng
Tính toán bể thiếu khí Anoxic luôn được trang bị đầy đủ những thiết bị hỗ trợ trên .Bể sẽ gia tăng tốc độ, hiệu quả từ đó làm tăng hiệu suất của quá trình xử lý nước thải.
Xem nhanh: Tất tần tật về bùn vi sinh xử lý nước thải mà bạn phải biết
Nguyên lý hoạt động của bể Anoxic
Trong bể Anoxic sẽ diễn ra quá trình sinh học thiếu khí dựa vào vi sinh tổng hợp tế bào sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thiếu oxy. Nhằm loại bỏ chất ô nhiễm nằm trong hệ thống xử lý nước thải. Cùng nạo vét hố ga Đà Nẵng tìm hiểu các quá trình trong nguyên lý hoạt động của bể Anoxic là gì nhé!
Quá trình Nitrat hóa
Quá trình khử nitrat hóa là quá trình chuyển hoá hợp chất nitơ thành phần tử nitơ (N2). Các chủng vi sinh tham gia quá trình khử Nitrat có tên gọi chung là Denitrifier. Bao gồm ít nhất 14 loại vi sinh như Bacillus, Pseudomonas, Spirillum, Paracoccus, Thiobacillus có thể khử nitrat. Chúng thuộc loại tuỳ nghi, nghĩa là chúng có thể sử dụng oxy, hoặc nitrat, hay nitrit làm chất oxy hóa (nhận điện tử) trong phản ứng sinh hoá.
Quá trình khử nitrat xảy ra theo 4 bậc liên tiếp nhau với độ giảm dần hoá trị của nitơ từ +5 về +3; +2 ; +1 và cuối cùng về 0
NO3– → NO2– → NO (khí) → N2O (khí) → N2↑ (khí)
Trong khử nitrat bởi vi sinh, mức độ tiêu hao chất điện tử tùy thuộc vào sự có mặt của chất oxy hoá trong hệ như: oxy hoà tan, sunfat, nitrat và nitrit. Trong những hợp chất trên thì oxy hòa tan có thể phản ứng tốt nhất với các chất khử. Vì trong hệ luôn tồn tại vi sinh tùy nghi Denitrifier và vi sinh dị dưỡng hiếu khí. Trong điều kiện thiếu oxy vi sinh tùy nghi Denitrifier sử dụng oxy trong nitrat (NO3–) và nitrit (NO2–). Từ đó giải phóng khí N2.
Chất hữu cơ mà vi sinh Denitrifier sử dụng khá đa dạng: từ nước thải, hoặc từ bên ngoài vào: axeton, etanol, axit axetic, metanol, mật rỉ đường…. Trong đó metanol (CH3OH) và axit axetic (CH3COOH) được ưu tiên sử dụng:
6NO3– + 5CH3OH → 3N2↑ + 5CO2 + 7H2O + 6OH–
8NO3– + 5CH3COOH → 4N2↑ + 10CO2 + 8OH–
Trong 2 phản ứng trên ion hydroxyl (OH– ) và cacbonic (CO2) kết hợp với nhau tạo thành bicacbonat (HCO3–) làm tăng pH.
Quá trình Photphorit hóa
Hợp chất photpho tồn tại trong nước thải ở 3 dạng: photphat đơn (PO43-), hợp chất hữu cơ chứa photphat. và polyphotphat (P2O7)
Acinetobacter là chủng vi sinh vật tham gia quá trình Photphorin hoá. Chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hóa thành hợp chất không chứa photpho. Hoặc hợp chất chứa photpho nhưng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí trong quá trình tiếp theo. Phản ứng như sau:
PO43- (Microorganism) PO43- (dạng muối) → Bùn
Đơn vị Vận chuyển bùn vi sinh Đà Nẵng ở đâu uy tín và chất lượng?
Bố trí bể Anoxic kết hợp Aerotank hiệu quả
Việc kết hợp bể Anoxic và Aerotank giúp xử lý nước thải được triệt để. Việc ứng dụng bổ trí 2 bể này sẽ có các ưu và nhược điểm nhất định”. Cùng Công ty hút cầu tại Đà Nẵng tìm hiểu ngay:
Bể Anoxic đặt trước bể Aerotank
Ưu điểm:
- Không cần bổ sung dinh dưỡng hay chất hữu cơ trong quá trình phát triển sinh khối .Giúp duy trì được quần thể Vi sinh vật thiếu khí trong bể Anoxic;
- Quá trình kiểm soát oxy hòa tan trong bể Anoxic khá dễ dàng;
Nếu không may bể nước thải thiếu bùn vi sinh. Hãy xem ngay Bùn vi sinh hiếu khí – Mẹo nuôi bùn hiếu khí nhanh lên nhất
Nhược điểm
- Phải hồi lưu nước thải từ bể Aerotank về Anoxic. Vì hàm lượng Nitơ vào bể tương đối thấp
Cùng xem bể Aerotank là gì? Bể lọc hiếu khí trong xử lý nước thải có tác dụng gì?
Bể Anoxic đặt sau bể Aerotank
Ưu điểm:
- Không cần thời gian lưu nước bể anoxic từ bể Aerotank sang bể Anoxic vì hệ thống tự chảy liên tục.
Nhược điểm:
- Khi bổ sung chất hữu cơ vào bể Thiếu khí phải khuấy trộn và đảo. Nhằm thoát khí Nitơ nằm trong bể Aerotank, tránh hiện tượng kéo bùn nổi lên bề mặt bể. Dịch vụ chuyển bùn vi sinh Đà Nẵng hỗ trợ sự cố nhanh chóng, Hãy liên hệ với chúng tôi.
Sự cố bể Anoxic và cách khắc phục hiệu quả
Khi sử dụng bể thiếu khí sẽ những sự cố phát sinh. Vì vậy chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục giúp vận hành đạt hiệu quả tốt nhất. Sự cố bể Anoxic là gì?
Hiện tượng bùn nổi trên bề mặt bể
Bùn sinh học nổi lên từng mảng hoặc bùn nổi không chìm. Thông thường nguyên nhân là do máy trộn, khuấy không hoạt động không tốt. Trộn không đều làm cho khí Nitơ không thoát ra hoàn toàn. Hoặc lượng vi sinh vật có trong bể thiếu làm cho khả năng phản ứng bị suy giảm. Vì vậy bùn hoạt tính nổi bề mặt.
Hướng khắc phục
Vậy để khắc phục sự cố của bể Anoxic bạn nên tạm ngừng nước thải vào bể, tắt sục khí bể Aerotank, tắt máy khuấy bể Thiếu khí. Sau đó chờ bể Anoxic lắng hoàn toàn và tiến hành khuấy đều 1 tiếng đồng hồ và tiếp tục bơm nước vào.
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Hút Hầm Cầu Tại Đà Nẵng